[ Điện Hòn Chén Huế ] Địa điểm du lịch Huế có nhiều giai thoại nhất.

[ Điện Hòn Chén Huế ] Địa điểm du lịch Huế có nhiều giai thoại nhất.

Tháng 5 16, 2019 0 By BusHueDanang

Là  quần thể thuộc di tích cố đô Huế, Điện Hòn Chén Huế là nơi được nhiều du khách tìm đến khi có dịp đến Huế du lịch. Đến với Điện Hòn Chén,  du khách sẽ được chiêm ngưỡng một di tích , thắng cảnh độc đáo , linh thiêng và những giai thoại có “một không hai” ở vùng đất Cố Đô.

Xem thêm: 12 Ngôi chùa ở Huế đẹp và linh thiêng nhất

Nội dung bài viết

I. Đôi nét về Điện Hòn Chén Huế

điện hòn chén ở huế

điện hòn chén ở huế

1. Điện Hòn Chén ở đâu?

Điện Hòn Chén ngự trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ngày xưa núi có tên là Hương Uyển Sơn, sau này mới đổi tên là Ngọc Trản (nó nghĩa là chén ngọc), dân gian vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó có gắn liền đến giai thoại về vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc.

Điện cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km về phía tây nam. Có 2 cách để cho bạn lựa chọn để đi lên điện , đó mà đi thuyền hoặc đi đường bộ . Đi thuyền thì cứ ra bến thuyền là sẽ lên được , còn nếu không muốn thì bạn cũng có thể đi xe máy theo đường Bùi Thị Xuân rồi rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa rồi đến bến than thì đi đò sang điện ( đây là một đường khá gần khi lên điện ) . Nhưng đa số khi đến đây du khách hay những người dân ở Huế đi thuyền nhiều hơn .

2 .Những giai thoại ở Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén chính là ngôi đền thờ nữ thần PoNagar của người Chăm.Sau này khi đến Việt Nam Người dân ở đây đã dung hợp thờ bà với cái tên là Thánh Mẫu Thiên Y Na . Ở đây còn thờ Công Chúa Liễu Hạnh và các vị thần của người việt .Giai thoại liên quan đến thánh nữ cũng rất phong phú .

Theo người Chăm

Nữ thần Poh Nagar do bọt nước biển và ánh mây trời tạo ra ngoài biển khơi.Ngày  Nữ thần Poh Nagar giáng thế , trời đất tối sầm ,nước trên nguồn chảy thành sông để chào đón người  , núi rừng hạ xuống , cây cối cũng cong mình xuống mà kính cẩn dưới sự uy nghi ấy, chim muôn kéo đến chầu hai bên đường , hoa cũng khoe sắc rực rỡ lạ thường tạo ra hương thơm sau mỗi bước của Nữ thần Poh Nagar  .Sau đó nữ thần Poh Nagar dùng phép hóa ra cung điện nguy nga, hóa ra trầm hương cùng lúa bắp…

Có nhiều phép thuật và cũng rất nhiều chồng. Nơi hậu cung của bà, có đến 97 người chồng , nhưng trong số đó chỉ ông Pô Yan Amo là có uy quyền nhất . Bà có tất cả 38 người con gái ,những người con ấy sau đều trở thành thần, trong số có ba người được bà truyền cho nhiều phép thuật , đó là Pô Nogar Dara, Rarai Anaih , cả hai đều được người dân Phan Rang và Phan Thiết tôn thờ cho đến nay .

Theo người Việt

Khi đến với đất Việt thì nữ thần Poh Nagar cũng trở thành vị nữ thần của người Việt với tên gọi là Thánh Nữ Thiên Y A Na và sự tích về bà cũng được Việt hóa để phù hợp với tính ngưỡng của người dân ở đây .tuy những câu chuyện đó có đôi nét khác nhau .

Tích xưa kể răng ,xưa kia tại núi Đại An (nay là Đại Điền), có hai vợ chồng tiều phu già không con, hằng ngày hai vợ chồng tiều phu nọ đều lên rẫy trồng dưa để sinh sống. Khi dưa chín, vườn dưa của ông bà thường bị hái trộm. Sau nhiều ngày rình rập, thì vào một đêm trăng sáng ông lão đã bắt được thủ phạm. Nhưng khi thấy kẻ hái là một cô gái nhỏ xinh đẹp nhưng mồ côi, ông liền mang cô gái nhỏ về nuôi. Lại không ngờ rằng cô gái mà mình nuôi vốn là tiên nữ, vì lý do nào đó phải giáng trần .

Vì không có con nên hai vợ chồng người tiều phu nọ hết mực yêu thương người con gái nhỏ bé này .Một hôm, nước lụt lớn ,cây cối ủ rũ – tiêu điều làm cô nhớ đến chốn tiên cảnh xưa. Thế nên, cô lấy đá và hoa lá tạo thành một hòn giả sơn (hòn non bộ). Cho rằng việc làm đó không thích hợp đối với một người con gái, nên người cha có nặng lời quở mắng.

Trong lúc bị cha nuôi mắng , thấy một khúc kì nam đang trôi dạt, cô bèn biến thân vào khúc cây ấy, xuôi ra biển cả rồi dạt vào bờ biển nước Trung Hoa.

Mùi hương từ khúc kì nam này lan tỏa khắp nơi, khiến nhiều người đến xem, nhưng lạ thay không một ai nhấc lên nổi. Thái tử nước Trung Hoa nghe tin liền tìm đến, rồi tự tay nhấc khúc gỗ kia mang về cung. Đêm đêm Thái tử thấy có bóng người lạ ẩn hiện từ khúc cây kì nam. Sau nhiều đêm rình rập bên thân cây kỳ nam Thái Tử bắt được một cô gái vô cùng xinh đẹp khiếng chàng say đắm ngay lần đâu gặp. Cô gái xinh đẹp ấy tự xưng mình là Thiên Y A Na. Sau khi nghe chuyện của nàng xong, ngay hôm sau Thái tử liền tâu với vua cha cho phép cưới nàng làm vợ. Sống với Thái tử , Thiên Y A Na sinh được một người con trai đặt tên là Tri và một người con gái đặt tên là Quí.

Một hôm,vì nhớ cảnh cũ người xưa Thiên Y A Na , bèn dắt hai con nhập vào khúc kì nam, vượt biển trở về cố quốc sau bao năm xa cách . Khi về đến nhà biết cha mẹ nuôi đã mất, bà cho xây đắp mồ mả, cho sửa sang lại nhà cửa để có chỗ thờ phụng hai ông bà. Nhận thấy dân chúng ở đây  còn thật thà, chất phác. Bà liền đem những gì học được ở phương bắc, như phép tắc, lễ nghi ra chỉ dạy và dạy cả những việc như cày cấy, kéo sợi dệt vải… để dân quê mình có cách mưu sinh.

Không lâu sau đó , một con hạc lớn xuống trần và đưa ba mẹ con bà về trời . Dân chúng ở đây nhớ công ơn của bà liền lập miếu thờ phụng. Thái tử sau khi đến Đại An nghe tin là vợ và hai con đã bay về trời liền nổi giận và lôi dân chúng ở đây ra xét hỏi vì ngộ nhỡ họ che giấu ba mẹ con nàng . Vì quá oan ức dân chúng ở đây thắp hương cầu khẩn ba. Ngay lập tức từ đâu đến mưa giông kéo đến  nhấn chìm thuyền của phương bắc , các binh lính trên bờ bị một trận cát cuồng phong vùi mất xác .

Theo như người xưa truyền lại, thì những cụm đá ở trước cửa tháp Bà, giữa cửa sông Cù, chính là những viên đá đã đánh đắm cả đoàn thuyền vừa kể. Sự tích này đã được Kinh lược Phan Thanh Giản chép lại thành một bài ký, khắc lên bia đá, dựng phía sau tháp Bà ở Nha Trang vào năm Tự Đức thứ 9 (1856).Còn rất nhiều tích liên quan đến điện Hòn Chén cùng các vị được thờ ở đây …

3. Kiến trúc và ngày lễ ở Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén là cụm di tích thiêng liêng có hơn 10 công trình kiến trúc, nằm trên núi Ngọc Trản soi bóng cạnh dòng sông Hương. Kiến trúc chính của điện Hòn Chén là Minh Kính Đài, tọa lạc ở giữa , bên phải là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện và chùa Thánh và bên trái là dinh Ngũ Hành, động thờ ông Hổ, bàn thờ các quan, anh Ngoại Cảnh. Sát bờ sông còn có am Thủy Phủ , và còn nhiều am thờ rải rác khác .

Minh Kính Đài chính là nơi tổ chức lễ tế trang trọng nhất ở điện Hòn Chén .Ngày xưa được triều đình quy định mỗi năm tổ chức hai lần vào đầu tuần tháng 3 và tháng 7 Âm lịch, các quan chức  còn được cử về làm chủ tế. Minh Kính Đài chia làm 3 cung, với thứ tự từ cao xuống thấp là: Đệ nhất cung (còn gọi là Thượng cung), là nơi thờ Nữ thần Thiên Y A Na, Thánh mẫu Vân Hương, ảnh vua Đồng Khánh và một số vị thần khác. Đệ nhị cung là nơi thờ hàng chục tượng thần thánh khác nhau, là nơi bày biện các đồ thờ cúng để rước sắc trong những dịp lễ lớn. Đệ tam cung thiết hương án, hai bên đặt trống, chuông, là chỗ cử hành lễ, cũng là nơi khách thập phương dâng hương làm lễ

Minh Kính Đài là một công trình kiến trúc lấy hình ảnh tiêu biểu là con phụng để trang trí. Trên các nóc điện, hình phụng được thể hiện bằng nghệ thuật khảm sành sứ tinh xảo, khiến du khách khi đến đây có cảm tưởng nhìn thấy những con chim phụng như thật , bay từ núi rừng về đây hội tụ báo hiệu những điềm lành cho mảnh đất thiêng liêng này.

Quả không sai khi có người nói rằng, Điện Hòn Chén là ngôi điện duy nhất có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế , cũng như các khách thập phương tin vào thánh mẫu và đây cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp hài hòa giữa nghi lễ cung đình và tín ngưỡng dân gian,giữa lễ hội và sự đồng bóng, giữa văn hóa tâm linh và mê tín dị đoan. Đây cũng là nơi trang trí mỹ thuật khảm sành đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19.

II. Tổng kết

Điện Hòn Chén không chỉ là một di tích lịch sử và tôn giáo thiêng liêng ,mà còn là một thắng cảnh, một điểm tham quan văn hóa tính ngưỡng độc đáo thu hút hàng ngàn khách tham quan, nhất là vào dịp có những lễ hội lớn vào tháng 3 và tháng 7 Âm lịch hàng năm.

Rate this post
[ Điện Hòn Chén Huế ] Địa điểm du lịch Huế có nhiều giai thoại nhất.