Review Phượng Hoàng Cổ Trấn – Kinh nghiệm đi tour du lịch 2019
Tháng 3 14, 2019Xin chào các bạn, mình là Trang. Mình vừa thực hiện chuyến du hí đến Phượng Hoàng Cổ Trấn thông qua tour Phượng Hoàng Cổ Trấn khởi hành từ Đà Nẵng. Nên sau đây mình xin chia sẽ một vài review Phượng Hoàng Cổ Trấn để các bạn có thể cảm nhận nhé.
Mọi nội dung bài viết các bạn hãy xem bên dưới nhé
Xem thêm nhiều bài viết hay tại đây.
Nội dung bài viết
I. Nội dung Review Phượng Hoàng Cổ Trấn
1. Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn vào thời điểm nào.
Thời điểm thích hợp để bạn đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn là những hè tháng 5 đến tháng 11. Đây là thời điểm mát mẻ, thích hợp cho việc thăm thú, ngắm nhìn phố cổ 1300 tuổi.
Mùa Đông: tuy khí hậu tương đối khắc nghiệt nhưng sẽ có băng tuyết (tuy nhiên cái này là hên xui =))))))))))), giá phòng sẽ rẻ hơn những ngày bình thường.
review Phượng Hoàng Cổ Trấn
2. Những chú ý khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn
Làm Visa có khó khăn không? làm visa cực kì dễ bạn nhé không mất quá nhiều công sức.
Đối với đi tự túc:
Cách 1: Làm thủ tục ở Đại sứ quán.
Cách 2: Dịch vụ làm Visa. Cá nhân mình ghét những thủ tục rườm rà và thích sự nhanh gọn, nên mình lựa chọn cách này. Bạn sẽ thực sự hài lòng.
Đối với đi tour: Bạn khong cần quá bận tâm vì bên Tour sẽ làm hết cho bạn phần visa.
2.1 Thẻ sinh viên quốc tế
Nếu có ý định đi tự túc thì bạn nên bỏ túi điều này. Tại Trung Quốc vé vào cửa điểm tham quan cực đắt. Thường thẻ sinh viên quốc tế sẽ được giảm khá nhiều mà làm thẻ thì rất dễ và rẻ chỉ mất có 100k là bạn đã có thể tiết kiệm cả khối tiền rồi đó. ISIC VIỆT là 1 trang mà mình biết làm thẻ sinh viên quốc tế, các bạn tham khảo nhé.
2.2 Đồ dùng cá nhân
Quần áo và phụ kiện: Tiêu chí “hợp” đặt lên hàng đầu. Không nhất thiết phải mang càng nhiều càng tốt nhé, đồ mình mang theo cực kì ít nhưng cự kì style 🙂
Đây là những cách Mix đồ mình dùng khi đi du lịch, các bạn cùng tham khảo nhé.
Các bạn nên chọn tông xanh, đỏ, nâu khi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn lên hình không có chỗ chê.
Mình rất thích tông trắng, vàng vì thế đến Trương Gia Giới mình đã chọn nó. Đảm bảo nổi bần bật dù trời có mù mịt (như mình đi) thì cũng vớt vát được ít =)))))))
Đồ vệ sinh cá nhân: Các bạn nên lưu ý, đa phần các khách sạn trung quốc không free nếu bạn bóc ra sử dụng thì sẽ tính tiền đó nha.
Đến Phượng Hoàng cổ trấn chủ yếu là đi bộ Giày thể thao nhẹ nhàng vẫn là sự lựa chọn số 1.
Thuốc: Với bản tính chu đáo nên dù đi xa, đi gần thì phòng còn hơn chữa bệnh. Thì những hũ thuốc cứu bệnh vặt là không thể thiếu. Đồ ăn Trung Quốc có vị cay, nóng, nhiều mỡ nhớ mang theo chút đồ giải nhiệt =)))))))
Sạc dự phòng.
Giấy khô hoặc giấy ướt (dung cho những chỗ vệ sinh công cộng)
2.3 Đổi tiền
Bạn cần đổi tiền Việt sang tiền Trung (Tệ). Tùy và nhu cầu chi tiêu mà bạn đổi cho hợp lý. Lưu ý, sang đến Trung Quốc họ không nhận đổi tiền Việt Nam mà chỉ nhận đổi tiền Dolla sang tiền tệ. Phố Hà Trung là chỗ không chỉ mình mà hết thảy các tính đồ du lịch đều đến đây để đổi. Nên các bạn yên tâm :)))
2.4 Mạng , Wifi
Việc truy cập facebook, instagram thậm chí cả chị google đề bị Chặn. Ở Trung Quốc người ta chỉ dùng Webchat để liên lạc. Nếu muốn sống ảo, update tình hình, bạn phải tải app VPN Master, sau đó connect, trên màn hình hiện chữ VPN thì bạn mới vào được.
Nhiều chỗ tham quan ở Trung Quốc để wifi pass 8 lần số 8. Bởi họ quan niệm số 8 là số của sự may mắn và phát lộc.
2.5 Ngôn ngữ
– Đối với đi tự túc: Nếu bạn đơn giản chỉ là ngắm cảnh và nghỉ dưỡng thì không quá cần nặng nề lắm đâu.
– Người Trung Quốc không nói tiếng Anh trừ hải quan =))))) Tuy nhiên vẫn có vài mẹo nhỏ cho các bạn. Cách dễ hiểu nhất là sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp (tuy nhiên nó chỉ được 1 phần nhỏ thôi).
2.6 Đối với mua bán
Cái này cực kì quan trọng. Ở Trung Quốc mặc cả thoải mái nhé, bạn nên dùng máy tính để trả giá kể cả đồ ăn vỉa hè.
Bạn nên tải app dịch offline để dễ giao tiếp với người bản địa hơn nhé =))))
Mình biết một số câu hỏi thông thường, khi đi mình đã áp dụng, rất hiệu quả, các bạn cùng thử xem sao nhé!
Xin chào: ní hảo (你好)
Tạm biệt : zai jian (trai chien) (再见)
Cảm ơn: xie xie (xiê xiề) (谢谢)
Xin lỗi: dui bu qi (tuây pu chỉ) (对不起)
Tôi là người Việt Nam: wo shi yue nan ren (gủa sư duê nán rấn) (我是越南人)
Bạn biết nói tiếng Anh không?: ni hui shuo ying yu ma? (nỉ huây suô inh ủy ma) ( 你会说英语吗?)
Cái này bao nhiêu tiền: zhe ge tuo shao qian (chưa gưa tuô sảo chién) (这个多少钱)
Đắt quá: na me gui (na mờ quây) ( 那么贵)
Rẻ một chút pian yi yi dian (phién y y tiẻn) (便宜一点)
2.7 Chụp ảnh
1 chiếc điện thoại đã là tạm ổn cho chuyến đi này rồi. Mọi thứ cứ để cam thường và hậu kì để VSCO Cam lo.
Có câu mà mọi người thường hay hỏi “Đi một mình thì ai chụp ảnh cho?”
Câu chuyện đáng buồn khi đi du lịch 1 mình. Tour thường là ghép đoàn, đi tour thường khó khăn về thời gian mà ai cũng tham chụp ảnh, gặp may thì mình nhờ được HDV, Còn lại mình tự căn góc, nhờ người đi đường chụp. Cơ bản sẽ không được như ý muốn nhưng có thể đem khoe được.
Nếu bạn là một đứa mê du lịch thì không thể bỏ lỡ màu Vintage. Sử dụng các thông số phổ biến là Exposure – tăng giảm độ sáng, contrast – điều chỉnh độ tương phản, Sharpen – độ sắc nét chỉ 1 nốt nhạc là ra một con ảnh đủ độ so deepppp rồi.
2.8 Cách đặt phòng và vé tàu nếu bạn tự túc
Book phòng
Booking.com trang book phòng cự uy tính, để chắc chắn thì hãy xem khoảng cách giữa phòng và điểm vui chơi rồi hãy thuê. Với Phượng Hoàng cổ trấn, không nhất thiết là phải book trước vì khách sạn ở đó có quá nhiều luôn, từ Dom đến Vintage . Tính mình kĩ nên book phòng trước. Nếu bạn muốn trực tiếp đặt thì cứ đến chọn cái nào view đẹp mà ở.
Mình nghĩ Thiên Môn Sơn cách Vũ Lăng Nguyên 1 tiếng đi oto thế nên về Vũ Lăng Nguyên mà ở. Tại đây nhiều phòng, thiết bị hiện đại có thể tranh thủ buổi tối uống trà sữa mua sắm đồ, đi phố đi bộ và đặc biệt xem show “ Rạng Rỡ Xương Tây”.
Book vé tàu hỏa
Đặt online trên travelchinaguide. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian chuyến tàu giờ muộn nhất như tối hoặc chiều tối là sự lựa chọn thông thái. Bạn nhớ chụp lại màn hình sau khi giao dịch thành công. Tới quầy vé, đưa ảnh mình đã chụp, họ sẽ in vé bạn chỉ việc ngồi đợi tàu đến và xuất phát nữa thôi.
Book vé máy bay
Mình bay của hãng Vietnamairline nhiều bạn đi hãng này thì cũng biết chất lượng như tế nào rồi phải không.
2.9 Ăn gì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn
Về cơ bản đồ ăn Hồ Nam có vị đặc trưng mặn, nóng, và rất nhiều dầu mỡ. Với những bạn không ăn được cay thì cứ thủ theo mấy gói mì tôm hoặc muối vừng nhé =))))) Ở Phượng Hoàng, nếu bạn đi tự túc thì nên trải nghiệm ẩm thực vỉa hè đường phố, nhiều cái rất hay và thú vị như: đậu hũ thối, mùi nó hơi nồng mình cá đây là món ăn để đời :)), lẩu cá cay (dành cho những bạn ăn cay được), đồ nướng Hồng Kiều ( cánh gà, cải thảo, thịt bò, thịt lợn) bia Tsingtao ( vừa ngon, vừa nhẹ), ăn sáng có bánh bao màn thầu,mỳ bò. Quà có thể mang về bạn nên chọn thịt khô, kẹo gừng giá 1 gói tầm 10 CNY ( tệ) khoảng 35000 vnđ, kiwi khô 25 CNY (tệ) khoảng 87000vnđ/gói. Lạp xưởng khô 40 – 45 CNY (tệ) khoảng 140 – 155000 vnđ/gói,
Văn hóa uống trà ở đây vẫn giữ vững phong độ. Hầu hết khi kết thúc bữa ăn đều có 1 bình trà hương dịu dịu cho thực khách thưởng thức.
2.10 .Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn chơi gì?
Phượng Hoàng cổ trấn là sự pha trộn về cơ cấu dân cư với nhiều dân tộc thiểu số nên văn hóa ở đây cực kì đa dạng. Nằm cạnh sông Đà Giang trấn cổ hơn 1300 năm tuổi này luôn cuốn hút khách du lịch. Chỉ với 4 trăm tiển Việt là bạn có 1 vé bao gồm du thuyển ngắm cảnh chốn bồng lai, cực kì thích. Những ngôi nhà cổ được sửa chưa lại để phục vụ cho du lịch, chủ yếu là khách sạn và quán bar…
2.11 Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn chi phí là bao nhiêu?
Bạn không cần phải lần mò, so sánh nhiều bào Review với nhau để tra chính xác từng con số. Bởi nhu cầu mua sắm của mỗi người khác nhau, nên cần nhiều thì chi nhiều, cần ít thì chi ít.
Mình sẽ đưa ra một con số chung nhất, đây là con số khách quan từ a –z (trừ tiền mua quà cho người thân)
– Đi tour: Sự lựa chọn phổ thông và nhiều nhất chính là đường bộ. Đừng tham rẻ quá, bạn cứ yên tâm vì tiền nào thì của nấy. Trung bình 1 tour có giá từ 7- 8 triệu.
Di chuyển bằng máy bay thì có mức giá khác nhau tại các điểm xuất phát khác nhau. Đầu Hà Nội giá là 10.300.000vnđ (4n3đ), xuất phát từ Đà Nẵng: 12.600.000vnđ. Di chuyển bằng máy bay + ôtô. Giá tour bao gồm tất visa + khách sạn + ăn uống + vé vào “ điểm tham quan”. Click vào tournuocngoaigiare.com để có nhiều thông tin hơn bạn nhé.
– Đi tự túc: Đi càng đông đương nhiên giá càng rẻ. Với giá 9triệu 1 trăm người dành cho đường bộ ( với 2 người trở lên) và từ 13- 15 triệu đường bay.
II. Lịch trình sơ bộ
Đối với đường bộ
Ngày 0: HÀ NỘI – NAM NINH –TRƯƠNG GIA GIỚI
Ngày 1: TRƯƠNG GIA GIỚI –THIÊN MÔN SƠN – VŨ LĂNG NGUYÊN
Ngày 2: VŨ LĂNG NGUYÊN
Ngày 3: TRƯƠNG GIA GIỚI – PHÙ DUNG TRẤN – PHƯỢNG HOÀNG THÀNH
Ngày 4:PHƯỢNG HOÀNG THÀNH – ĐÀ GIANG – NAM NINH
Đối với đường bay
Ngày 0: HÀ NỘI – CHANG SA –PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN
Ngày 1: PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN – ĐỒNG NHÂN
Ngày 2: PHƯỢNG HOÀNG- ĐỒNG NHÂN
Ngày 3: TRƯƠNG GIA GIỚI
Ngày 4:VIÊN GIA GIỚI – CHANG SA
Ngày 5: CHANG SA – HN.
Một số lưu ý khác
Đơn vị đo lường của Trung Quốc khác Việt Nam 1kg TQ = 1/2 kg của VN, cực lưu ý nhé, để cân đối tiền và tránh cãi vã là sao mày cân cho tao có 0,5 kg
Múi giờ Việt Nam sẽ chậm hơn Trung Quốc 1 giờ, sang Trung Quốc bạn nên cài lại múi giờ để tránh việc chậm tàu xe nhé.
MÓC TÚI là vấn nạn nan giải khi đi du lịch nước ngoài. Có câu mà người Trung Quốc hay đùa ” Của mình để trước, của người để sau, để ngang để ngửa, 1 nửa của người 1 nửa của ta” Mình lấy đó là kin chỉ nam khi ra đường tại đất “Tàu” này luôn các bạn.
III. Tổng kết
Đó là những tổng hợp Review Phượng Hoàng Cổ Trấn cơ bản nhất của mình. Mặc dù di chuyển vất vả, bù lại Phượng Hoàng rất xứng đáng. Mình từng đọc được 1 danh ngôn ” Những người sống nhìn thấy nhiều điều.
Những kẻ lữ hành còn thấy nhiều hơn” dẫu Phượng Hoàng có xa xôi, đến các cô chú tầm 50 60 tuổi họ vẫn còn phơi phới hùng hổ thì bạn ngại gì mà ko xách ba lô nhanh chân đến Phượng Hoàng Cổ Trấn 1 lần trước khi 30 tuổi nhỉ.
Rất mong những thông tin nhỏ bé trên có thể giúp các bạn phần nào có 1 chuyến đi an toàn và đầy đủ hơn, chúc các bạn có 1 chuyến đi vui vẻ và nhiều ảnh đẹp nha. Mọi đóng góp cho bài viết, vui lòng inbox qua https://www.facebook.com/dulichconvoi nhé.