Lăng Minh Mạng Huế: Nằm ở đâu? giá vé như thế nào?

Lăng Minh Mạng Huế: Nằm ở đâu? giá vé như thế nào?

Tháng 7 19, 2019 0 By BusHueDanang

Lăng Minh Mạng là công trình kiến trúc của triều đình nhà Nguyễn, hay còn được gọi là Hiếu Lăng được vua Thiệu Trị cho xây dựng, nằm trên núi Cẩm Khê, cách thành phố Huế khoảng 12km, đây là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng.

Nếu như Lăng Tự Đức được ví như bức tranh sơn thủy hữu tình say đắm lòng người, Lăng Khải Định lại có vẻ đẹp với màu sắc kết hợp giữa Đông Tây thì lăng Minh Mạng lại có nét đẹp rất truyền thống, rất cổ xưa và đậm đà màu sắc của Nho giáo.

Nội dung bài viết

I.Lăng Minh Mạng Huế: Nằm ở đâu? giá vé như thế nào?

Lăng Minh Mạng nằm ở đâu?

Lăng Khải Định nằm trên núi Cẩm Khê, thuộc địa phận xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch tạo thành sông Hương chạy qua thành phố Huế. Cách thành phố Huế 12km.

Quá trình xây dựng Lăng

Hiếu Lăng (hay lăng Minh Mạng) là nơi yên nghỉ của vua Minh Mạng, lăng gồm tổng thể kiến trúc quy mô gần 40 công trình lớn nhỏ.Hiếu Lăng toát lên vẻ đường bệ, uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên.

Tháng 2 – năm 1820,vua Gia Long qua đời hoàng tử thứ 4 là Nguyễn Phúc Đảm được đưa lên kế vị ngai vàng, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Làm vua được 7 năm, nhà vua cho người tìm đất để xây dựng Sơn Lăng cho mình, nhưng đến tận 14 năm sau mới tìm được địa điểm và đồ án thiết kế kiến trúc.

Quan Lê Văn Đức là người đã tìm ra địa thế tốt lành đó và đã được vua Minh Mạng thăng cho hai cấp. Tháng 4/1840, vua Minh Mạng lên xem lại chỗ đất và đổi tên vùng núi Cẩm Khê ở đó thành Hiếu Sơn.

Vua Minh Mạng sai các đại thần Trương Đăng Quế, Bùi Công Huyên đem Giám Thành Vệ lên để khảo sát địa thế,đo đạc đất đai, vẽ toàn bộ núi đồi, khe suối, sông ngòi ở đây, và sơ đồ các kiến trúc từ la thành, Bử Thành, điện, lầu đình, tạ, đường, viện cho đến nơi đào hồ, làm cầu, dựng cửa… khi xem xong, nhà vua rất đắc ý, liền thưởng vải và tiền cho họ.

Đến tháng 91840, triều đình đã huy động 3.000 lính và thợ lên điều chỉnh mặt bằng và xây vòng la thành xung quanh khu vực kiến trúc. Đến tháng 1 – 1841 vua Minh Mạng lâm bệnh và qua đời, Vua Thiệu Trị nối ngôi và tiếp tục cho xây dựng lăng theo đúng thiết kế cũ. Đến Tháng 8 – 1841 thi hài vua Minh Mạng đã được đưa về và chôn ở Bửu Thành. Đến Năm 1843 Lăng mới được chính thức hoàn thành.

Kiến trúc Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng Bao gồm 40 công trình kiến trúc lớn nhỏ gồm: Cung điện, lâu đài, Đình Tạ, được bài trí hài hòa, cân xứng trên một trục dọc từ Đại Hồng Môn đến chân La Thành sau mộ vua. Tất cả các công trình được phân bố trên ba trục lớn và song  song với nhau. Tổng thể kiến trúc lăng vua Minh Mạng được phân bố như sau:

– Đại Hồng Môn:

Là cổng chính đi vào Lăng Minh Mạng. Cổng có ba lối đi với 24 mái lô cao thấp được trang trí rất đẹp. Cổng chính chỉ mở một lần để đưa thi hài của vua vào Lăng, muốn ra vào lăng phải đi qua hai cổng phụ là cổng Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.

– Bi Đình

Với khoảng sân được lát gạch đỏ khá rộng nằm ngay sau Đại Hồng Môn với 2 hàng tượng quan viên, ngựa và voi. Bi Đình năm ở trên đồi Phụng Thần Sơn, Ở bên trong có bia “Thánh Đức Thần Công” do vua Thiệu Trị viết về tiểu  sử cũng như công đức của vua cha Minh Mạng.

– Khu tẩm điện:

Là nơi thờ cúng vua, mở đầu khu vực tẩm điện chính là Hiếu Đức Môn, điện Sùng Ân ngay chính trung tâm thờ bài vị của vua và bà tá Thiên Nhân Hoàng Hậu. Một trong số công trình kiến trúc kết thúc khu tẩm điện với nhiều hương hoa đại thơm ngát là Hoàng Trạch Môn.

– Lầu Minh Lâu:

Đi tiếp qua 3 cây cầu Trung Đạo Ở giữa, Tả phụ ở bên trái và Hữu Bật ở bên phải bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu được xây dựng trên quả đồi có tên là Tâm Đài Sơn. Ngôi nhà có hình vuông, gồm có hai tầng, tám mái. Phía hai bên Minh Lâu về phía sau là hai trụ biểu dựng trên hai quả đồi Bình Sơn Và Thành Sơn mang ý nghĩa nhà vua đã “bình thành công đức” trước khi về cõi vĩnh hằng. Ở phía sau Minh Lâu là hai vườn hoa hình chữ Thọ đối xứng nhau qua đường Thần Đạo.

– Bửu Thành:

Là một đồi thông hình tròn, được bao quanh bởi tường thành, phía trong ở sâu bên dưới là mộ vua. Chính giữa là hồ Tân Nguyệt ôm lấy Bửu Thành,có một cây cầu mang tên là Trung Đạo Kiều, nối Minh Lâu với Bửu Thành là rừng thông xanh thẳm, đem lại cảm giác thanh tĩnh. Các công trình cao thấp theo một nhịp điệu âm dương xen kẽ, tạo nên nét đẹp riêng cho công trình kiến trúc lăng vua Minh Mạng.

Phong thủy lăng Minh Mạng Ngự trên đất tốt, hình thể tựa dáng một người nằm nghỉ trong tư thế thoải mái, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt, đầu gối lên núi, hai hồ bên như đôi cánh tay buông xuôi thanh thản. Ngoài ra, trên các công trình kiến trúc gần 600 ô chữ chạm khức các bài thơ đặc sắc như một bảo tàng thơ của thi ca Việt Nam đầu thế kỷ 19, khẳng định thêm giá trị tư tưởng và nghệ thuật của lăng Minh Mạng.

Có thể nói vẻ đẹp của lăng Minh mạng là sự kết hợp của màu sắc truyền thống, cổ điển, đậm chất nho giáo nhưng vẫn không mất đi cái thi vị, lãng mạng chất thơ ca.

Giá vé lăng Minh Mạng: 100.000đ/người lớn và 20.000đ/trẻ em 7-12 tuổi

II. Tổng kết

Vừa rồi chúng tôi trình bày cho các bạn rất nhiều thông tin về Lăng Minh Mạng Huế. Nếu bạn đã đến Huế thì đừng bỏ qua địa điểm này nhé. Chúc các bạn có chuyến đi du lịch thú vị

Rate this post
Lăng Minh Mạng Huế: Nằm ở đâu? giá vé như thế nào?